Nguyễn Hương Giang
Hoàng Thị Minh Hằng
Từ khóa: Hợp tác, Thực thi, Thương mại và Đầu tư, Trường đại học
Tóm tắt
Các hiệp định thương mại tự do gần đây đề cập nhiều đến các vấn đề cấp thiết của phát triển bền vững, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền lợi người lao động… EVFTA, CPTPP là các hiệp định có mức độ đề cập đến các vấn đề này nhiều nhất. Cụ thể EVFTA đề cập đến các vấn đề môi trường cụ thể đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, chẳng hạn như đa dạng sinh học, đánh bắt cá, năng lượng tái tạo,v.v. Đáng chú ý, việc mở cửa đầu tư đòi hỏi sự cải thiện cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp đáng kể. Để tăng cường thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp, cần có các tổ công tác liên chính phủ, bao gồm thành viên của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện theo pháp luật và các bên liên quan khác: đưa ra ý kiến chuyên gia thuộc chức năng quản lý nhà nước của mình; các chuyên gia khác nếu cần thiết. Các tổ công tác liên chính phủ giúp đưa ra những cái nhìn đa chiều về vấn đề tranh chấp nhằm đưa ra giải pháp hợp lý và công bằng cho các bên.
Vai trò hợp tác giữa ba chủ thể quan trọng nhất của nền kinh tế, Nhà nước – trường Đại học – Doanh nghiệp càng trở nên quan trọng trong việc thực thi chính sách hiệu quả. Cụ thể, các cơ sở đào tạo đóng vai trò trung gian trong việc truyền đạt kiến thức về các cam kết, hiệp định mới, đồng thời cũng tham vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng những chính sách hợp lý. Chẳng hạn, các cơ sở đào tạo góp phần vào xây dựng các cơ sở dữ liệu, bộ chỉ số giúp đánh giá tiềm năng và mức độ ảnh hưởng của các hiệp định thương mại. Thông qua đó, nhà nước và doanh nghiệp có thể có những cái nhìn tổng quan hơn về tác động, độ sâu và các vấn đề liên quan khác cần lưu ý để tận dụng Hiệp định thương mại tốt hơn
Sự phản biện, góp ý, trao đổi mang tính đóng góp giữa các chủ thể giúp các chính sách được ban hành được thực thi hiệu quả, doanh nghiệp giảm thiếu chi phí đáp ứng và tuân thủ các quy chuẩn quốc tế.
Bài viết chi tiết: Policy brief 03_3BEN