Hội thảo quốc tế: “Access to Finance, Including Trade Finance” ngày 23/02/2024

149

Thương mại quốc tế là một động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất, việc làm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thương mại quốc tế chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi hoạt động tài trợ thương mại (Trade Finance) được đáp ứng một cách đầy đủ.

Tài trợ thương mại là một loạt các kỹ thuật và công cụ tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro vốn có trong thương mại quốc tế để đảm bảo bên xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán đồng thời hàng hoá hay dịch vụ sẽ được giao cho bên nhập khẩu. Tài trợ thương mại còn bao gồm các khoản vay vốn lưu động và khoản vay có kỳ hạn nhằm giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành sản xuất và cho doanh nghiệp nhập khẩu nhập đầu vào, mua nguyên vật liệu và các trang thiết bị. Hạn chế trong tài trợ thương mại làm gia tăng rủi ro và chi phí trong giao dịch thương mại quốc tế.

Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO ước tính rằng tài trợ thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy khoảng 80% tới 90% thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có một khoảng cách rất lớn trong khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Năm 2023, Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính rằng thiếu hụt trong tài trợ thương mại quốc tế lên tới khoảng 2.5 tỷ USD, mà chủ yếu nằm ở các đang phát triển.

Nghiên cứu “Tài trợ thương mại ở khu vực sông Mekông” được đồng thực hiện bởi Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO và Công ty Tài chính Quốc tế IFC vào năm 2023 nhấn mạnh rằng việc gia tăng tài trợ thương mại có thể giúp tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế này vào thương mại thế giới. Kết quả khảo sát từ các ngân hàng của 3 nước khu vực sông Mekông là Lào, Campuchia và Việt Nam- cho thấy các thách thức mà doanh nghiệp các nền kinh tế này phải đối mặt trong việc tiếp tận tài trợ thương mại, đồng thời đề xuất các chiến lược nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài trợ thương mại của các nhà sản xuất trong nước và gia tăng hội nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận tài chính, đặc biệt là tài trợ thương mại đối với việc thúc đẩy thương mại quốc tế, Trường Đai học Ngoại Thương, đại diện duy nhất của Việt Nam được chọn trở thành WTO Chair giai đoạn 2022-2026 sẽ tổ chức Hội thảo Quốc tế “Access to Finance, Including of Trade Finance” vào ngày 23 tháng 2 năm 2024. Tại hội thảo, đại diện của WTO và IFC sẽ trình bày kết quả của báo cáo chung về Tài trợ thương mại mới được công bố năm 2023. Theo sau đó, các chuyên gia của WTO, IFC, Đại học Ngoại Thương vàđại diện từ chính phủ Việt Nam sẽ cùng tiến hành thảo luận để làm rõ các vấn đề liên quan tới tiếp cận tài chính, đặc biệt là việc tiếp cận các khoản vay ngắn và dài hạn nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thông tin chi tiết về Hội thảo:

  • Thời gian: Thứ sáu, ngày 23 tháng 02 năm 2024.
  • Địa điểm: Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội
  • Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng Zoom
  • Link đăng ký:  https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScbTnUcFytQykN4YVoJfS7KjgvkRbQ5u1TCgloujLggtm8oWw/viewform
  • Liên hệ: Lữ Thị Thu Trang (L.LM.) SĐT: (+84)904484069 Email: ftu_wtochair@ftu.edu.vn